Các vấn đề cần biết về bảo hiểm tai nạn lao động

giadinhketoan.com Tác giả giadinhketoan.com 04/03/2024 7 phút đọc

Khi nào người lao động được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động? Các vấn đề về bảo hiểm tai nạn lao động như thế nào? Giadinhketoan sẽ chia sẻ với bạn đọc các vấn đề về bảo hiểm tai nạn lao động trong bài viết dưới đây

bao-hiem-tai-nan-lao-dong-3

I.Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp

1.Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc theo HĐLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTNLĐ, BNN bắt buộc, bao gồm:

1.1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,

công chức và viên chức;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018). Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình; 

1.3. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý Điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

1.4. Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc. khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại tphcm 

1.5. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHTNLĐ, BNN khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

2.Người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ. hoc xuat nhap khau online 

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

II.Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động

Từ ngày 01/6/2017, người sử dụng lao động hằng tháng đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 21.

Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện theo phương thức hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

Trên đây là các vấn đề cần biết về bảo hiểm tai nạn lao động. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc

giadinhketoan.com
Tác giả giadinhketoan.com Admin
Bài viết trước Các trường hợp không phải kê khai thuế GTGT

Các trường hợp không phải kê khai thuế GTGT

Bài viết tiếp theo

Học kế toán trường nào? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?

Học kế toán trường nào? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo