Các vấn đề cần lưu ý khi đóng bảo hiểm
Khi ký kết hợp đồng lao động Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN) cho người lao động. Tuy nhiên, do sự thay đổi của pháp luật theo thời gian làm ảnh hưởng đến mức đóng các loại bảo hiểm, cho nên, doanh nghiệp chú ý các vấn đề cần lưu ý khi đóng bảo hiểm sau đây:
>>Xem thêm: Quy định về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
1.Tỷ lệ nộp các loại bảo hiểm được phân bổ vào quỹ
BHYT | BHXH | BHTN | BHTNLĐ, BNN | |
Doanh nghiệp đóng | 3% tiền lương hàng tháng của người lao động | 17% trong đó: -14% vào quỹ hưu trí và tử tuất -3% vào quỹ ốm đau và thai sản | 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp | 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động |
Người lao động đóng | 1,5% tiền lương hàng tháng | 8% mức tiền lương vào quỹ hưu trí và tử tuất | 1% tiền lương tháng | Không đóng bảo hiểm |
2.Mức tiền lương tháng thấp nhất và cao nhất đóng BHXH, BHYT, BHTN
Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm:
+Đối với BHYT và BHXH không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở
+Đối với BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng
Mức lương thấp nhất để đóng BHXH, BHTN, BHYT là mức lương tối thiểu vùng
Trong đó:
-Mức lương tối thiểu vùng
Kể từ ngày 01/01/2019, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp:
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng |
Vùng I | 4.180.000 đồng/tháng |
Vùng II | 3.710.000 đồng/tháng |
Vùng III | 3.250.000 đồng/tháng |
Vùng IV | 2.920.000 đồng/tháng |
- Mức lương cơ sở
+Theo khoản 2, Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP: Từ ngày 01/07/2018 đến ngày 30/6/2019 là 1.390.000 đồng/tháng
+Theo khoản 2, Điều 4 Nghị quyết 70/2018/QH14: Từ ngày 01/7/2019 trở đi là 1.490.000 đồng/tháng
Gia đình kế toán chúc bạn thành công.
>>Bài viết được quan tâm: Cảnh báo các trung tâm đào tạo kế toán thực hành lừa đảo