Phân biệt lương tối thiểu, lương cơ sở và lương cơ bản
Thời điểm cuối năm 2019 Nhà nước ban hành một số văn bản để điều chỉnh lương tối thiểu, lương cơ sở cho năm 2020. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt những mức lương đó. Cùng Gia đình kế toán phân biệt lương tối thiểu, lương cơ sở và lương cơ bản nhé!
1. Lương tối thiểu
a. Định nghĩa
Là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó:
- Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
- Riêng với người lao động đã qua học nghề, mức lương phải cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng. (Căn cứ: Nghị định 157/2018/NĐ-CP)
b. Áp dụng
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 157/2018/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho những đối tượng sau đây: học khai báo hải quan điện tử
Người lao động trong các doanh nghiệp (ngoài khu vực Nhà nước)
c. Mức độ ảnh hưởng
Khi lương tối thiểu vùng tăng, chỉ người lao động đang có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới được tăng lương.
Hầu hết những người lao động không chịu ảnh hưởng của việc tăng lương tối thiểu vùng.
d. Chu kỳ thay đổi
Thông thường, mỗi năm lương tối thiểu vùng được điều chỉnh 01 lần (bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm).
Tuy nhiên, không có quy định cụ thể về điều này.
e. Mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 hiện nay được quy định như sau:
2. Mức lương cơ sở
a. Định nghĩa
Là mức lương dùng làm căn cứ:
- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức;
- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí;
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. (Căn cứ: Nghị định 38/2019/NĐ-CP)
b. Áp dụng
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng mức lương cơ sở bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
c. Mức độ ảnh hưởng
Khi lương cơ sở tăng, mọi cán bộ, công chức, viên chức đều được tăng lương.
d. Chu kỳ thay đổi
Không có chu kỳ thay đổi cố định, phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách Nhà nước.
Trong nhiều năm trở lại đây, lương cơ sở tăng định kỳ mỗi năm 01 lần (vào ngày 01/5 hoặc 01/7 hàng năm).
e. Mức lương cơ sở
Vừa qua, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, trong đó có việc tăng lương cơ sở năm 2020 lên 1,6 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2019.
Bảng lương cơ sở năm 2020 như sau:
3. Lương cơ bản
a. Định nghĩa
Là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Lương cơ bản không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung, phúc lợi khác. (Không được quy định trong văn bản, chỉ là cách gọi quen thuộc trong thực tế).
b. Áp dụng
Với tất cả người lao động (trong và ngoài khu vực Nhà nước)
c. Mức độ ảnh hưởng
Khi lương cơ bản tăng, tức là mức lương thực tế của người lao động cũng tăng.
d. Chu kỳ thay đổi
Tăng theo sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
e. Mức lương căn bản
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Lương cơ bản không được thấp hơn mức tối thiểu vùng và phải cộng thêm từ 7% đối với đối tượng đã qua học nghề.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Đối với đối tượng này, lương cơ bản có sự tính toán đặc biệt hơn so với đối tượng lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân.
Lương cơ bản của đối tượng này được tính như sau: Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương
Trên đây là một số kiến thức về các mức lương Doanh nghiệp và người lao động cần chú ý. Để tránh gặp phải những sai xót làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp các bạn nên tham khảo các khoá học kế toán thực hành.
Gia đình kế toán chúc các bạn thành công!
>>>Xem thêm: Công việc kế toán cần phải làm cuối năm 2019 và đầu năm 2020