Tổng hợp các vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp
Khi nào người lao động được đóng bảo hiểm thất nghiệp? Quy định về tiền lương và phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Giadinhketoan sẽ chia sẻ với bạn đọc các vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp trong bài viết dưới đây
I.Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Người lao động
1.1. Người lao động tham gia BHTN khi làm việc theo HĐLĐ hoặc HĐLV như sau:
a) HĐLĐ hoặc HĐLV không xác định thời hạn; khóa học xuất nhập khẩu tại tphcm
b) HĐLĐ hoặc HĐLV xác định thời hạn;
c) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
1.2 Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người giúp việc gia đình có giao kết HĐLĐ với đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều này không thuộc đối tượng tham gia BHTN.
- Đơn vị tham gia BHTN
Đơn vị tham gia BHTN là người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
II.Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp
-Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu online
-Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.
III.Tiền lương tháng đóng BHTN
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.
Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
IV.Phương thức đóng BHTN
Phương thức đóng BHTN đối với đơn vị và người lao động
1.Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHTN bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHTN bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHTN mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
2.Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHTN; cơ quan BHTN phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHTN.
3.Đóng theo địa bàn
-Đơn vị có trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHTN tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHTN tỉnh.
-Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHTN tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.
Trên đây là các vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp mà bạn đọc cần biết. Chúc các bạn thành công.