Một số lưu ý khi tính giá xuất hàng tồn kho theo TT 200/2014/TT-BTC
Bài viết dưới đây của Gia đình kế toán chỉ ra một số nội dung cần lưu ý khi tính giá xuất hàng tồn kho theo TT200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Nhằm tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin và đảm bảo tính phù hợp của giá trị hàng tồn kho cũng như giá vốn hàng bán trong kỳ.
Nắm vững điều kiện áp dụng, nội dung, ưu, nhược điểm của các phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp tính giá xuất hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất. Chính việc áp dụng phù hợp này làm tăng chất lượng thông tin về hàng tồn kho. Tuy nhiên, trong quá trình học tập và làm việc thực tế, chúng ta có thể lúng túng khi gặp một số tình huống nhất định. Trên cơ sở vận dụng linh hoạt những quy định kế toán hiện hành vào thực tế, bài báo đưa ra một số lưu ý khi tính giá xuất hàng tồn kho theo TT200/2014/TT-BTC chứng chỉ kế toán trưởng
Một số lưu ý khi tính giá xuất hàng tồn kho theo Thông tư 200
Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp tính giá đích danh
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước xuất trước
Trong quá trình tính giá xuất kho theo các phương pháp trên, người làm có thể lúng túng khi gặp hàng bán bị trả lại, hàng mua đang đi trên đường hay hàng gửi bán. Sau đây Gia đình kế toán xin nêu ra ý kiến để giải quyết các vấn đề vừa nêu trong những trường hợp cụ thể: học kế toán online
Thứ nhất: Trong kỳ có nghiệp vụ nhập kho hàng bán bị trả lại, thì khi tính giá xuất hàng tồn kho, kế toán có xem đây là một nghiệp vụ nhập kho thông thường để tính giá xuất hay không?
Hướng giải quyết: học kế toán tại hà nội
Trường hợp thành phẩm đã bán không đạt yêu cầu bị trả lại, nay nhập lại kho để sau đó xuất ra sửa chữa. Thì khi bị trả lại nhập kho, kế toán không xem đây là một nghiệp vụ nhập kho thành phẩm sẵn sàng để bán (vì phải sửa rồi mới bán được). Nên lần nhập này không được xét là một lần nhập kho thành phẩm khi tính giá xuất kho thành phẩm trong kỳ. Hàng này được theo dõi là thành phẩm lỗi chờ sửa chữa. Sau đó, khi thành phẩm này được xuất đi sửa chữa hoàn chỉnh, được nhập kho thành phẩm trở lại (lúc này sẵn sàng để bán) thì mới được xem là một nghiệp vụ nhập kho thành phẩm bình thường và được tính là hàng nhập khi tính giá xuất kho thành phẩm bán trong kỳ. học kế toán trưởng
Trường hợp hàng hóa đã bán không đạt yêu cầu bị trả lại, được nhập vào kho để sau đó sẽ xuất trả cho nhà cung cấp, thì hàng này lúc nhập kho được theo dõi là sẽ xuất trả chứ không xem là nghiệp vụ nhập kho để sẵn sàng bán tiếp. Do vậy, trường hợp này không xem là nghiệp vụ nhập hàng khi tính giá xuất kho hàng bán trong kỳ.
Trường hợp hàng hóa đã bán bị trả lại được nhập kho để sẵn sàng bán lại lần sau (không cần sửa chữa lại hay trả cho nhà cung cấp), thì lần nhập hàng bán bị trả lại có tính chất như nghiệp vụ nhập kho hàng mua bình thường. Do đó, vẫn xét hàng bán bị trả lại là một lần nhập kho khi tính giá xuất hàng tồn kho trong kỳ. Riêng trường hợp doanh nghiệp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ, thì để đơn giản (nhưng vẫn chính xác), có thể không xét đến hàng bán bị trả lại này khi tính đơn giá xuất kho và giá trị xuất kho.
Sau đây là các ví dụ về tính giá xuất hàng tồn kho khi trong kỳ có hàng bán bị trả lại (trường hợp hàng này có thể được bán lại ngay do không cần sửa chữa hay trả cho nhà cung cấp):
Ví dụ 1: Hàng đã bán kỳ trước, đến kỳ này bị trả lại. Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kinh doanh mặt hàng A. Tình hình hàng hóa A đầu kỳ và nhập trong kỳ như sau:
Ngày 1/1, tồn kho đầu kỳ số lượng 100 kg, đơn giá 81.000 đ/kg
Ngày 5/1, hàng đã xuất kho bán kỳ trước nay bị trả lại, đã nhập kho, số lượng 10, đơn giá 80.000 đ/kg (đây là đơn giá xuất kho lúc xuất bán kỳ trước)
Ngày 20/1, mua nhập kho số lượng 200 kg, đơn giá 83.000 đ/kg
Ngày 25/1, xuất kho bán số lượng 150 kg học logistics online
Ngày 28/1, mua nhập kho, số lượng 100 kg, đơn giá 82.000 đ/kg
Yêu cầu: Hãy xác định giá trị xuất kho nếu doanh nghiệp áp dụng một trong các phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho sau:
- Tính theo giá đích danh. Biết ngày 25/1 xuất bán 150 kg, trong đó gồm 40 kg tồn đầu kỳ, 10 kg bị trả lại vào ngày 5/1, 100 kg mua ngày 20/1
- Bình quân cuối kỳ
- Bình quân sau mỗi lần nhập
- Nhập trước xuất trước
Giải
a. Phương pháp tính theo giá đích danh
Giá trị xuất ngày 25/1: 40 x 81.000 + 10 x 80.000 + 100 x 83.000 = 12.340.000 đ
b. Phương pháp bình quân cuối kỳ
Đơn giá bình quân cuối kỳ = (100 x 81.000 + 10 x 80.000 + 200 x 83.000 + 100 x 82.000) / (100 + 10 + 200 + 100) = 82.195,122 đ/kg
Giá trị xuất ngày 25/1: 150 x 82.195,122 = 12.329.268,3 đ
c. Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập
Đơn giá xuất ngày 25/1 = (100 x 81.000 + 10 x 80.000 + 200 x 83.000) / (100 + 10 + 200) = 82.258,0645 đ/kg
Giá trị xuất ngày 25/1: 150 x 82.258,0645 = 12.338.709,7 đ
d. Phương pháp nhập trước xuất trước
Giả sử 10 kg bị trả lại ngày 5/1 thuộc số hàng 100 kg đã xuất bán ngày 18/12, 100 kg ngày gồm 50 kg đơn giá 81.000 đ/kg và 50 kg đơn giá 79.000 đ/kg. Đơn giá nhập hàng bị trả lại 5/1 được xác định bằng bình quân đơn giá xuất của 100 kg hàng đã bán 18/12 ngày
Đơn giá nhập hàng bị trả lại 5/1 = (50 x 80.000 + 50 x 79.000) / (50 + 50) = 80.000 đ/kg
Giá trị xuất ngày 25/1 = 100 x 81.000 + 10 x 80.000 + 40 x 83.000 = 12.220.000 đ
Ví dụ 2: Hàng xuất bán trong kỳ này, sau đó bị trả lại cũng trong kỳ này
Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kinh doanh mặt hàng A. Tình hình hàng hóa A đầu kỳ như sau:
Ngày 1/1, tồn kho đầu kỳ: Số lượng 80 kg, đơn giá 81.000 đ/kg
Ngày 10/1, mua nhập kho số lượng 50 kg, đơn giá 83.000 đ/kg
Ngày 15/1, xuất kho bán số lượng 100 kg
Ngày 17/1, hàng đã xuất kho bán ngày 15/1 này bị trả lại, đã nhập kho, số lượng 10 kg
Ngày 20/1, mua nhập kho, số lượng 100 kg, đơn giá 82.000 đ/kg
Ngày 24/1, xuất kho hàng bán số lượng 50 kg
Yêu cầu: Hãy xác định giá trị xuất kho nếu doanh nghiệp áp dụng một trong các phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho sau:
a. Tính theo giá đích danh. Biết:
- Ngày 15/1 xuất bán 100 kg, trong đó gồm 60 kg tồn đầu kỳ, 40 kg mua ngày 10/1.
- Ngày 17/1 bị trả lại 10 kg là hàng tồn đầu kỳ.
- Ngày 24/1 xuất bán 50 kg, trong đó gồm 20 kg tồn đầu kỳ, 10 kg mua ngày 10/1, 20 kg mua ngày 20/1
b. Bình quân cuối kỳ
c. Bình quân sau mỗi lần nhập
d. Nhập trước xuất trước
Giải
a. Phương pháp tính theo giá đích danh
Giá trị xuất ngày 15/1: 60 x 81.000 + 40 x 83.000 = 8.180.000 đ
Ngày 17/1, hàng bị trả lại có đơn giá 81.000 đ/kg (là hàng tồn đầu kỳ)
Giá trị xuất ngày 24/1: 20 x 81.000 + 83.000 + 20 x 82.000 = 4.090.000 đ
b. Phương pháp bình quân cuối kỳ
Hàng xuất bán với đơn giá bao nhiêu, thì khi bị trả lại sẽ nhập kho theo đơn giá bấy nhiêu. Ngày 17/1 nhập kho hàng bị trả lại (đã bán ngày 15/1). Ngày 15/1 đơn giá xuất bán là đơn giá bình quân cuối kỳ. Do đó, ngày 17/1 hàng bị trả lại nhập kho theo đơn giá bình quân cuối kỳ của tháng 1. Đơn giá bình quân cuối kỳ này phải 31/1 mới xác định được. Vì vậy, 17/1 hàng bị trả lại chỉ theo dõi số lượng là 10kg. còn đơn giá cuối tháng mới cập nhật được.
Gọi đơn giá bình quân cuối kỳ là M đ/kg, ta có
M = (80 x 81.000 + 50 x 83.000 + 10 x M + 100 x 82.000) / (80 + 50 + 10 + 100)
M = (18.830.000 + 10M)/240
M = 81.869,5652 đ/kg
Giá trị xuất ngày 15/1: 100 x 81.869,5652 = 8.186.956,52 đ
Giá trị xuất ngày ngày 24/1: 50 x 81.869,5652 = 4.093.478,26 đ
Nếu trong trường hợp này, không tính đến hàng bán bị trả lại khi tính đơn giá bình quân cuối kỳ, thì ta có:
Đơn giá bình quân cuối kỳ = (80 x 81.000 + 50 x 83.000 + 100 x 82.000) / (80 + 50 + 100) = 81.869,5652 đ/kg
Như vậy, trong trường hợp hàng bán bị trả lại là hàng đã xuất bán cũng trong kỳ này, nếu xét hay không xét đến bàng bán bị trả lại khi xác định đơn giá bình quân cuối kỳ, thì kết quả có được là bằng nhau.
Điều này là do đơn giá nhập kho của hàng bán bị trả lại đúng bằng đơn giá bình quân cuối kỳ của kỳ này.
Do đó, để đơn giản trong tính toán, mà vẫn đảm bảo chính xác, có thể bỏ qua hàng bán bị trả lại (nếu hàng đã bán trong kỳ này và sau đó bị trả lại cũng trong kỳ này) khi xác định đơn giá bình quân cuối kỳ
c. Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập
Đơn giá xuất kho 15/1 = (80 x 81.000 + 50 x 83.000)/ (80 + 50) = 81.769,2308 đ/kg
Giá trị xuất ngày 15/1: 100 x 81.769,2308 = 8.176.923,08 đ
Đơn giá xuất kho 24/1 = (80 x 81.000 + 50 x 83.000 - 100 x 81.769,2308 + 10 x 81.769,2308 + 100 x 82.000)/(80 + 50 - 100 +10 +100) = 81.934,0659 đ/kg
Giá trị xuất kho ngày 24/1: 50 x 81.934,0659 = 4.096.703,3 đ
d. Phương pháp nhập trước xuất trước
Giá trị xuất kho ngày 15/1: 80 x 81.000 + 20 x 83.000 = 8.140.000 đ
Ngày 17/1 bị trả lại 10 kg trong số 100 kg đã bán 15/1. Vì ngày 15/1 xuất bán 100kg, nhưng trong đó có 80kg đơn giá 81.000 đ/kg và 20kg đơn giá 83.000 đ/kg. Do vậy 10kg bị trả lại ngày 17/1 có thể xác định bằng đơn giá bình quân của 100kg đã xuất bán 15/1.
Đơn giá nhập kho 17/1 (80 x 81.000 + 20 x 83.000)/(80 + 20) = 81.400 đ/kg
Giá trị xuất kho ngày 24/1: 30 x 83.000 + 10 x 81.400 + 10 x 82.000 = 4.124.000 đ
Thứ hai: Hàng mua đang đi đường (TK 151) và hàng gửi bán (TK 157) ảnh hưởng tới đơn giá xuất kho và giá trị xuất kho như thế nào?
Hướng giải quyết:
Hàng mua đang đi đường đầu kỳ không phải là hàng có trong kho và đầu kỳ. Nếu trong kỳ chưa về nhập kho, thì đây cũng không phải hàng nhập trong kỳ. Nên hàng này không được tính đến khi xác định đơn giá xuất và giá trị xuất kho trong kỳ.
Hàng mua đang đi đường đầu kỳ, nếu trong kỳ về nhập kho, thì đây là hàng nhập trong kỳ. Nên hàng này được tính đến khi xác định đơn giá xuất và giá trị xuất kho trong kỳ.
Với hàng mua đang đi đường phát sinh tăng vào cuối tháng, thực chất trong tháng vẫn chưa nhập kho. Nên hàng này không được xét đến khi xác định đơn giá xuất và giá trị xuất kho trong kỳ.
Hàng gửi bán đầu kỳ, trong kỳ chưa bán được, không có trong kho vào đầu kỳ cũng không được nhập hay xuất kho trong kỳ. Nên không được tính đến khi xác định đơn giá xuất và giá trị xuất kho trong kỳ. Hàng này vẫn tiếp tục theo dõi là hàng gửi bán vào cuối kỳ.
Hàng gửi bán đầu kỳ, nếu trong kỳ bán được, thì thực chất kỳ này cũng không nhập kho hay xuất kho lượng hàng này. Do đó hàng này không được tính đến khi xác định đơn giá xuất và giá trị xuất kho trong kỳ.
KẾT LUẬN
Tính đúng giá xuất hàng tồn kho giúp giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được trình bày chính xác, thông tin về giá vốn hàng bán cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đáng tin cậy hơn. Trong thực tế, phát sinh nhiều vấn đề mà đôi khi trong thông thư hay những quy định hiện hành chưa thể đề cập chi tiết hết được.
Xem thêm: Kế toán hàng tồn kho
Mong rằng một số lưu ý trên đây của Gia đình kế toán sẽ phần nào giúp cho quá trình học tập hay làm việc thực tế liên quan đến hàng tồn kho được thuận lợi hơn. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng thông tin do kế toán cung cấp giúp người sử dụng thông tin đưa ra quyết định đúng đắn nhất.