Khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp theo phương pháp khoán

Tác giả 16/07/2024 10 phút đọc

Hồ sơ nộp thuế và khai thuế theo phương pháp khoán bao gồm những gì? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là khi nào? Gia đình kế toán sẽ gửi đến bạn đọc thông tin về khai thuế đối với cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán.

nop-thue-theo-phuong-phap-khoan

>>Xem thêm: Tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp theo phương pháp khoán 

1.Nguyên tắc khai thuế

a) Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế khoán một năm một lần tại Chi cục Thuế nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh và không phải quyết toán thuế.

b) Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, không xác định được doanh thu kinh doanh thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay theo phương pháp khoán. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.

c) Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán, cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo quý.

2.Hồ sơ khai thuế

Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 của hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán.

Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán cụ thể như sau:

- Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế đối với doanh thu khoán theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.

- Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì cá nhân khai doanh thu theo hóa đơn vào Báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu số 01/BC-SDHĐ-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này và không phải lập, nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.

- Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay thì tổ chức khai thuế thay theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD kèm theo Phụ lục mẫu số 01-1/BK-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này và bản chụp hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng).

3.Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

nop-thue-theo-phuong-phap-khoan

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước năm tính thuế.

- Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán mới ra kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ mười kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh.

- Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

4.Xác định doanh thu và mức thuế khoán

a) Doanh thu tính thuế khoán đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu được ổn định trong một năm.

b) Cá nhân nộp thuế khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm để làm cơ sở xác định số thuế phải nộp trên tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Căn cứ hồ sơ khai thuế của cá nhân kinh doanh và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế bao gồm: hệ thống thông tin tích hợp tập trung của ngành thuế; kết quả xác minh, khảo sát; kết quả kiểm tra, thanh tra thuế (nếu có) cơ quan thuế xác định doanh thu khoán và mức thuế khoán dự kiến của cá nhân để lấy ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế.

c) Cá nhân nộp thuế khoán trong năm có thay đổi về hoạt động kinh doanh (ngành nghề, quy mô, địa điểm, ...) thì phải khai điều chỉnh, bổ sung để cơ quan thuế có cơ sở xác định lại doanh thu khoán, mức thuế khoán và các thông tin khác về cá nhân kinh doanh cho thời gian còn lại của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh không thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì cơ quan thuế chỉ xác định lại doanh thu khoán để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu qua số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu khoán thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu đã khoán. Trường hợp có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì thực hiện điều chỉnh bổ sung theo thực tế của ngành nghề kinh doanh thay đổi.

>>Bài viết được quan tâm: Cảnh báo lừa đảo ở các trung tâm kế toán 

Tác giả Admin
Bài viết trước Khai thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản

Khai thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản

Bài viết tiếp theo

Khóa Học CertIFR Ở Đâu Tốt? So Sánh Các Trung Tâm Uy Tín

Khóa Học CertIFR Ở Đâu Tốt? So Sánh Các Trung Tâm Uy Tín
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo