Mục đích nguyên tắc tính giá các đối tượng kế toán
Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc tính giá các đối tượng kế toán cùng những nguyên tắc và những nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá như thế nào trong bài viết dưới đây
>> Xem thêm: Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định
Mục đích và ý nghĩa của việc tính giá các đối tượng kế toán
Để biểu hiện hình thái giá trị của các đối tượng kế toán khác nhau thì kế toán phải sử dụng phương pháp tính giá. Nói cách khác thì tính giá là phương pháp kế toán biểu hiện giá trị các đối tựợng kế toán bằng tiền phù hợp với các nguyên tắc cũng như các quy định cụ thể do Nhà nước ban hành.
Để phản ánh trung thực tình hình tài sản, tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có yêu cầu quản lý của nhà nước thì việc tính giá cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định được Nhà nước ban hành thống nhất và nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu chân thực. Học kế toán thuế
Trong hệ thống kế toán, tính giá giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng. Thông qua tính giá cho phép tổng hợp và phản ảnh đúng đắn tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh nhanh hay chậm … và cũng thông qua tính giá mới có thể có thể xác định được chi phí đầu vào của các yếu tố sản xuất để tạo ra doanh thu trong kỳ. Qua đó cho phép doanh nghiệp tính toán chính xác chỉ tiêu giá thành, kết quả kinh doanh và những chi tiêu tổng hợp cần thiết khác cho việc quản lý các đối tượng kế toán.
Từ những vận dụng trên, phương pháp tính giá các đối tượng kế toán có ý nghĩa kinh tế quan trọng sau đây:
- Về mặt hạch toán: là đặc trưng cơ bản cho phép phản ánh và xác định những chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính.
- Về mặt quản lý nội bộ: cho phép xác định những căn cứ hoặc những chỉ tiêu để thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ và đánh giá hiệu quả hoạt động ở từng bộ phận hoặc giai đoạn sản xuất cụ thể. Học kế toán ngắn hạn
- Về mặt giám đốc bằng tiền: thông qua phương pháp tính giá thì toàn bộ tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, toàn bộ tài sản cũng như nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào cũng được biểu hiện dưới hình thức tiền hoặc dùng tiền để đo lường. Dựa vào đó có thể xác lập được những căn cứ để phản ảnh, giám đốc một cách thường xuyên, nhanh nhạy và có hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. học kế toán ở đâu tốt nhất
Các nguyên tắc và nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá
Bao gồm các nguyên tắc sau
1. Nguyên tắc giá gốc
Đây là một trong những nguyên tắc căn bản của kế toán nguyên tắc đòi hỏi khi đơn vị mua một tài sản thì phải được ghi chép theo chi phí (giá phí) tại thời điểm xảy ra và điều này sẽ không thay đổi nếu giá trị thị trường của những tài sản có thể thay đổi ở những thời điểm sau này.
2. Nguyên tắc hoạt động liên tục
Hầu hết các doanh nghiệp được tổ chức hoạt động không ngừng, không có thời gian gián đoạn.Bởi vậy, trong các báo cáo tài chính về hoạt động của đơn vị, có giả thuyết rằng doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh trong tương lai gần. Giá thuyết đó gọi là “hoạt động liên tục”.
3. Nguyên tắc thận trọng (bảo thủ)
Nguyên tắc này đòi hỏi hạch toán phải mang tính chất bảo thủ, người kế toán phải luôn đứng về phía bảo thủ, nếu lựa chọn giữa 2 phương pháp hoặc quan điểm báo cáo thì phương pháp nào tạo ra thu nhập ít hơn hay có giá trị tài sản nhỏ hơn sẽ được lựa chọn. Vì vậy, người ta tin tưởng có một sự đảm bảo cho thu nhập và tài sản. Chẳng hạn hàng tồn kho đòi hỏi phản ánh theo giá thị trường khi giá thị trường thấp hơn giá vốn. Học kế toán ở đâu tốt tphcm
4. Nguyên tắc khách quan
Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc giá gốc là do tài sản phải được ghi chép theo chi phí chứ không phải theo một lượng giá trị như giá trị thị trường dự kiến. Giá thị trường rất khó ước tính vì thường xuyên biến động nên mang tính chất chủ quan.Nguyên tắc này đòi hỏi các số liệu ghi chép kế toán phải dựa trên những sự kiện có tính kiểm tra được.
5. Nguyên tắc nhất quán (kiên định)
Nguyên tắc này đòi hỏi đơn vị phải sử dụng các chính sách kế toán, phương pháp kế toán giống nhau từ kỳ này sang kỳ khác, có như vậy số liệu trên các báo cáo tài chính của các kỳ liên tiếp nhau mới có thể so sánh được dựa trên số liệu của các báo cáo từ năm này sang năm khác.
Chẳng hạn, đơn vị có thể lựa chọn một trong các phương pháp định giá hàng tồn kho được thừa nhận và khi đã lựa chọn một phương pháp để có thể lập được báo cáo tài chính thuận lợi nhất, phải có phần thuyết minh để có thể thấy thu nhập của đơn vị tăng lên hoặc giảm xuống là do thay đổi phương pháp chứ không phải từ hoạt động có hiệu quả hay kém hiệu quả hơn của đơn vị. quy trình quản lý nhân sự
6. Ảnh hưởng của mức giá chung thay đổi
Nguyên tắc giá gốc yêu cầu việc tính giá của đối tượng phải dựa trên chi phí thực tế tạo nên bản thân đối tựơng. Tuy nhiên khi nền kinh tế có biến động làm cho mức giá chung của đối tượng kế toán biến động thì phải điều chỉnh giá gốc đã được xác định trước đây (giá lịch sử) theo sự thay đổi của mức giá chung. Việc điều chỉnh này không được thực hiện một cách chủ quan mà cần tuân thủ quy định của Nhà nước trên các mặt: Thời điểm điều chỉnh, đối tượng phải điều chỉnh, mức hoặc tỷ lệ điều chỉnh…
7. Quản lý trong nội bộ doanh nghiệp
Hoạt động của doanh nghiệp có một số đối tượng kế toán mà giá gốc của nó biến động thường xuyên và không ít phức tạp nên gây khó khăn cho việc đáp ứng yêu cầu kịp thời khi cần có những thông tin về mặt giá trị của đối tượng kế toán. Để khắc phục khó khăn này thì doanh nghiệp có thể sử dụng giá cố định, còn gọi là giá hạch toán, để phản ánh sự biến động của đối tượng kế toán - có thể lấy giá thực tế của cuối kỳ trước hoặc giá kế hoạch để làm giá hạch toán.
Giá hạch toán được sử dụng ổn định trong kỳ kế toán. Cuối kỳ phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá trị thực tế để xác định các chi tiêu tổng hợp và lập báo cáo tài chính.
>>> Bài viết xem nhiều: Chiêu trò lừa đảo ở các trung tâm kế toán
>>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học xuất nhập khẩu
2 Bình luận
có thể chỉ em ví dụ về cái số 7 Quản lý trong nội bộ doanh nghiệp
> Xem thêm: Mục đích nguyên tắc tính giá các đối tượng kế toán