Công việc của Kế toán xây dựng

Gia Đình Kế Toán Tác giả Gia Đình Kế Toán 18/07/2024 20 phút đọc

Là một mảng trong lĩnh vực kế toán, Kế toán xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tiến độ của dự án. Công việc kế toán xây dựng đòi hỏi sự chính xác, chi tiết trong từng nghiệp vụ. Công việc của kế toán xây dựng bao gồm những việc gì. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về kế toán ngân hàng 

>>> Có thể bạn quan tâm: Các khóa học xuất nhập khẩu 

1. Kế toán xây dựng cần chuẩn bị, lưu trữ thông tin:

- Hơp đồng thi công, bảng dự toán từ phòng kỹ thuật, hợp đồng thuê nhân công, thuê lao động thời vụ, hơp đồng thuê thầu phụ;

- Biên bản nghiệm thu theo giai đoạn, nghiệm thu toàn bộ, thanh lý hợp đồng;

- Lưu trữ đầy đủ các chứng từ phát sinh; 

- Đối chiếu giữa dự toán và thực tế phát sinh. Đối chiếu giữa chứng từ đầu vào và chi phí thực tế để lên kế hoạch cân đối đầu vào;

- Biên bản đối chiếu công nợ, giấy đề nghị thanh toán….

2. Công việc kế toán xây dựng

- Bám sát vào bảng bóc tách chi phí để theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào có theo định mức quy định. Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…ke toan thuc hanh 

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành, hạng mục công trình từng loại sản phẩm, đề xuất khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.

- Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công thực tế

- Theo dõi chi phí máy, nhân công máy theo từng công trình

- Tập hợp, phân bổ chi phí và tính ra giá thành từng công trình, hạng mục công trình học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất hà nội 

- Lập báo cáo thuế tháng, quý và lập báo cáo tài chính cuối năm.

- Lập BCTC nội bộ phục vụ yêu cầu quản lý của cấp trên

- Sắp xếp, lưu trữ cẩn thận hồ sơ, hóa đơn, chứng từ một cách khoa học, dễ tìm

- Xử lý các công việc khác liên quan

- Có khả năng giải trình số liệu với cơ quan thuế khi có yêu cầu thanh tra, quyết toán.

 

Công việc của Kế toán xây dựng

Công việc của Kế toán xây dựng

 

3. Đặc điểm chung về kế toán xây dựng 

- Khi trúng thầu công trình tham gia thầu, đã có giá trị khối lượng tham gia thầu công trình, kế toán dựa vào dự toán đã trúng thấy tiền hành bóc tách chi phí để hạch toán. Học kế toán ở đâu tốt tphcm 

- Mỗi một công trình, hạng mục đi kèm có một dự toán riêng. Từ đó tách chi phí cho từng công trình, điểm khác biệt với hạch toán trong thương mại là chi phí của công trình nào thì kế toán phải tập hợp nó vào giá trị công trình đó. Tập hợp các loại chị phí cấu thành nên giá thầu công trình bằng hoặc gần bằng giá trên bản dự toán do bộ phận kỹ thuật cung cấp. Dựa vào chi phí đó để kế toán xác định xem lượng hóa đơn đưa vào hạch toán cho công trình đó có tương đương không.

- Do đặc điểm của kế toán xây dựng là khi xây dựng công trình phụ thuộc vào địa điểm xây dựng nên giá xây dựng mỗi nơi một khác nhau do đó kế toán xây dựng phải biết ấp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh khác nhau.

- Công trình xây dựng thường kéo dài qua nhiều kỳ kế toán nên khi tập hợp chi phí phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho từng công trình.

- Khi xuất vật tư phải phù hợp với đinh mức theo dự toán từng công trình.

- Công trình hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình.

- Cuối cùng là xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu cho công trình hoàn thành.

4. Các nghiệp vụ kế toán xây dựng 

Đối với NVL chính (TK 621) 

  • Trường hợp mua hàng xuất luôn cho công trình không qua kho: 331/621 ghi nhận chi tiết theo vât tư từng công trình.
  • Trường hơp mua hàng nhập kho rồi xuất cho công trình: 331/152 => 152/621 ghi nhận chi tiết theo vật tư từng công trình.
  • Điều chuyển NVL từ công trình này sang công trình khác (nếu có): lập phiếu điều chuyển kho ghi nhận chi tiết vật tư, công trình chuyển, công trình nhận.
  • Nhập kho NVL thừa từ công trình về. Ghi giảm 621, ghi tăng 152.

Đối với chi phí nhân công (TK 622) 

  • Chuẩn bị hợp đồng thuê nhân công thời vụ, hợp đồng giao khoán. 
  • Hạch toán chi phí nhân công: 334/622 chi tiết theo công trình. Trường hợp không chi tiết đươc sẽ tập hợp chung để phân bổ. Chi phí nhân công thường đươc ghi nhận và hạch toán vào cuối tháng.

Đối với chi phí máy thi công (TK 623) 

  • Trích khấu hao theo từng tháng. Đối với máy thi công tham gia nhiều công trình thì kế toán đưa ra mỗi công trình sử dụng trong khoảng thời gian nào để phân bổ khấu hao cho công trình đó
  • Trường hợp khó xác định thì kế toán tập hợp chung để phân bổ vào cuối tháng.

Đối với chi phí thầu phụ (TK 627) 

  • Kế toán ghi nhận chứng từ, hóa đơn từ nhà thầu phụ và tập hợp thẳng vào công trình thuê thầu phụ: 331/627 hàm sumif 
  • Không nên để nhà thầu phụ xuất 1 hóa đơn cho nhiều công trình nhận thầu;
  • Đối với chi phí chung khác (627) như: chi phí dịch vụ mua ngoài, khấu hao TSCĐ khác, CCDC, chi phí trả trước, nhân viên quản lý giám sát công trình….
  • Kế toán hạch toán chi phí cho công trình: 111, 112, 142, 242, 334…/627 chi tiết theo công trình;
  • Đối với các chi phí không xác định cụ thể cho công trình nào thì kế toán tập hợp chung để phân bổ.

Kiểm tra, xử lý 

  • Phân bổ các chi phí tâp hợp chung cho các công trình. Thông thường phân bổ theo 621;
  • Rà soát lại các chứng từ để xem tính đúng đắn để đưa phương án điều chỉnh, bổ sung;
  • Hạch toán thuế tạm tính đối với công trình ngoại tỉnh.

Lập báo cáo: 

  • Các báo cáo công nợ, kho theo công trình học kế toán tổng hợp 
  • Các báo cáo giá thành: Bảng cân đối phát sinh công trình, báo cáo giá thành công trình
  • So sánh chi phí thực tế với giá thành dự toán, cân đối chi phí.

Theo dõi công nợ và thanh toán từ chủ đầu tư 

  • Hỗ trợ nhập bảng dự toán vào phần mềm. Đồng thời so sánh giữa giá thành dự toán và chi phí thực tế chi tiết theo từng chỉ tiêu trong dự toán. hs code là gì 
  • Cho phép theo dõi công trình theo nhiều cấp (hạng mục, gói thầu, giai đoạn). Khi đó tổng chi phí, doanh thu của các công trình cấp dưới sẽ bằng chi phí, doanh thu của công trình mẹ.
  • Tập hợp chi phí chi tiết theo từng loại: Nguyên vật liệu, nhân công thi công, máy thi công, chi phí thầu phụ, các chi phí thi công khác cho từng công trình hoặc tâp hợp chung.
  • Cho phép trích và phân bổ tư động các chi phí: khấu hao TSCĐ, mức phân bổ CCDC, chi phí trả trước, chi phí máy thi công. Cho phép trích phân khấu hao theo ngày tự động đối với các máy thi công, tài sản tham gia nhiều công trình trong kỳ.
  • Cho phép phân bổ tự động các chi phí không xác định cụ thể cho công trình nào.
  • Quản lý số liệu liên năm và lũy kế phát sinh từ khi khởi công.
  • Theo dõi công nợ và thanh toán đối với nhà thầu phụ.
  • Theo dõi tồn kho theo công trình. cách xóa các dữ liệu trùng nhau trong excel 
  • Tính giá thành, ghi nhận doanh thu chi tiết và phản ánh kết quả kinh doanh theo từng công trình.

Nguồn bài viết: Kế toán Lê Ánh 

Mong bài viết của gia đình kế toán sẽ có ích cho bạn đọc!

>>> Bài viết tham khảo: Một số trung tâm kế toán lừa đảo 

 
Gia Đình Kế Toán
Tác giả Gia Đình Kế Toán admingiadinhketoan
Bài viết trước Công việc của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

Công việc của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

Bài viết tiếp theo

Quy Định Về Ký Hiệu Hóa Đơn Điện Tử Mới Nhất

Quy Định Về Ký Hiệu Hóa Đơn Điện Tử Mới Nhất
Viết bình luận
Thêm bình luận

2 Bình luận

L
Công việc của kế toán tiền lương

Xem thêm: Công việc của Kế toán xây dựng

Trả lời
06:44 24/09/2018
D
Đào Trạch Dương
em thì nghĩ ai cũng có cái số hết những người không tốt trước sau cũng không ra gì thôi ạ. Mk cứ cho đi sẽ được nhận lại những điều xứng đáng thôi ạ. Chia sẻ cá nhân em hi
Trả lời
08:12 02/06/2021
G
Tìm hiểu về phương pháp tính giá

>Xem thêm: Công việc của kế toán xây dựng

Trả lời
09:48 12/09/2018
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo