Chứng chỉ hành nghề kế toán - Kiến thức cần biết và lựa chọn

giadinhketoan.com Tác giả giadinhketoan.com 04/03/2024 23 phút đọc

Chứng chỉ hành nghề kế toán là những chứng chỉ cần thiết giúp bạn thành công trên con đường theo đuổi sự nghiệp kế toán. Trong bài viết này Gia đình kế toán sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin cần biết về chứng chỉ hành nghề kế toán và lựa chọn phương pháp học và thi các chứng chỉ hành nghề kế toán hiệu quả.

Chứng chỉ hành nghề kế toán - Những kiến thức cần biết và lựa chọn 

Theo kinh nghiệm của những những người đã thành công trong nghề thì những chứng chỉ hành nghề kế toán bạn nên có là:

1. Chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên (Certified Public Accountants – CPA)

Certified Public Accountants (CPA) - Có nghĩa là những kế toán viên công chứng, một trong những chứng chỉ hành nghề kế toán uy tín nhất, công nhận một kế toán chuyên nghiệp và lành nghề, có khả năng tư vấn cho mọi cá nhân và doanh nghiệp.

Nội dung thi chứng chỉ CPA

Khi ôn và thi chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên gồm 7 môn:

  1. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
  2. Thuế và quản lý thuế nâng cao
  3. Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
  4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
  5. Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao
  6. Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
  7. Ngoại ngữ (Anh ngữ)

Để được cấp chứng chỉ CPA bạn cần phải đạt tổng điểm từ 38 điểm trở lên cho 6 môn thi (Không bao gồm môn ngoại ngữ). Mỗi môn thi đạt từ điểm 5 trở lên

2. Chứng chỉ đại lý thuế 

Chứng chỉ đại lý thuế là chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế

Theo quy định thì các Đại lý thuế để đủ điện kiện cấp phép hoạt động thì cần có ít nhất hai nhân viên có “Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế”.

Xem thêm: Đại lý thuế là gì? 

Các hoạt động của đại lý thuế là dịch vụ kế toán làm các thủ tục về thuế. 

Các công việc của nhân viên đại lý thuế bao gồm: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế. Ngoài ra thực hiện thủ tục hành chính thuế khác thay người nộp thuế.

Làm sao để có được Chứng chỉ đại lý thuế? Để có được Chứng chỉ đại lý thuế các bạn cần phải trải qua kỳ thi do Tổng Cục thuế tổ chức. Kỳ thi lấy chứng chỉ đại lý thuế được tổ chức 1 năm 2 lần. 

Kỳ thi chứng chỉ đại lý thuế sẽ tùy thuộc vào từng năm có thể rơi vào tháng 3, 9 hoặc tháng 4, 10

Điều kiện dự thi chứng chỉ đại lý thuế

- Có đầy đủ điều kiện dự thi chứng chỉ đại lý thuế:

Có bằng tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế, kế toán, kiểm toán, luật, thuế, tài chính, ngân hàng từ Cao đẳng trở lên

Hoặc thí sinh phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở của chuyên ngành khác và có tổng học trình (hoặc tiết học) các môn về kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động tài chính, tài chính, thuế từ 7% trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên.

Có thời gian làm việc ít nhất 2 năm thuộc các ngành kinh tế, thuế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, luật tính từ thời gian tốt nghiệp đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi.

- Có bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng thời hạn.

Thông thường hồ sơ dự thi chứng chỉ đại lý thuế sẽ phải nộp trước ngày thi khoảng 3 tháng. Và thời gian Hội đồng thi nhận hồ sơ chỉ kéo dài trong vòng 1 tuần. Do đó, khi có thông báo của Tổng Cục thuế (trên website gdt.gov.vn) các bạn cần nhanh chóng chuẩn bị và nộp hồ sơ đúng hạn.

Nội dung thi chứng chỉ đại lý thuế

Kỳ thi chứng chỉ đại lý thuế bao gồm 2 môn:

  • Môn Kế toán
  • Môn Pháp luật về thuế

Cấu trúc đề thi chứng chỉ đại lý thuế môn pháp luật về Thuế

Thời gian làm bài thi Môn Pháp luật về thuế là 180 phút dưới hình thức thi viết.

Phần I: Cấu trúc đề thi chứng chỉ đại lý thuế môn thuế – Phần trắc nghiệm

  • Tổng phần thi trắc nghiệm chứng chỉ đại lý thuế môn pháp luật Thuế chiếm khoảng 3 điểm.
  • Bao gồm 40 – 60 câu hỏi trắc nghiệm về tất cả các loại sắc thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, Thuế TNCN, Thuế TTĐB; các quy định về Quản lý thuế, hóa đơn….)

Phần II: Cấu trúc đề thi chứng chỉ đại lý thuế môn thuế – Phần tự luận

Phần tự luận trong bài thi sẽ chiếm tỷ lệ điểm lên đến khoảng 70% số điểm toàn bài. Bao gồm khoảng 4 bài tập, tập trung chủ yếu vào: 

  • Thuế GTGT
  • Thuế TNDN
  • Thuế TNCN
  • Thuế TTĐB

3. ACCA - Chứng chỉ kế toán công chứng Anh Quốc

Chứng chỉ ACCA là gì?

ACCA (the Association of Chartered Certified Accountants) - Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc được thành lập năm 1904, đã mang đến cho giới chuyên môn ngành tài chính, kế toán và kiểm toán một chương trình chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi trên toàn cầu.

Hiện nay, ACCA là hiệp hội nghề nghiệp có sự phát triển nhanh và lớn nhất thế giới với hơn 170.000 hội viên và 436.000 học viên ở hơn 183 quốc gia trên toàn cầu.

Chứng chỉ ACCA được đánh giá cao bởi các công ty đa quốc gia và được công nhận rộng rãi trên toàn cầu, mang lại cho các hội viên ACCA cơ hội làm việc về kế toán – tài chính – kiểm toán ở bất kỳ quốc gia nào

Điều kiện tham dự kỳ thi: 

  • Đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng;
  • Sinh viên năm 2, 3 & 4 đại học chuyên ngành (đã hoàn tất những môn chuyên ngành);
  • Có chứng chỉ kế toán và kinh doanh của ACCA thuộc chương trình FIA
  • Có chứng chỉ CAT

Điều kiện nhận chứng chỉ ACCA

  • Vượt qua 14 môn của chương trình ACCA
  • Hoàn thành môn đạo đức nghề nghiệp
  • Có 3 năm làm việc liên quan.

4. Chứng chỉ kế toán viên

Chứng chỉ kế toán viên hành nghề - Đây là chứng chỉ được cấp cho những đối tượng làm nghề kế toán và đã vượt qua kỳ thi chứng chỉ hành nghề kế toán viên do Bộ tài chính Việt Nam tổ chức. Chứng chỉ kế toán viên được xem là cơ sở để đánh giá, xác định được trình độ và năng lực cũng như phẩm chất của một kế toán viên

Đây là một chứng chỉ kế toán vô cùng quan trọng ở Việt Nam, những kế toán làm trong ngành kinh doanh dịch vụ kế toán thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán viên. Đây là tiêu chí để đánh giá và đảm bảo về năng lực cũng như sự chuyên nghiệp của các nhân viên kế toán.

Những người sở hữu chứng chỉ kế toán viên hành nghề được phép tự do lựa chọn công việc cho mình như:

  • Trở thành nhân viên kế toán trong các công ty
  • Có thể đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp chuyên về các dịch vụ kế toán và các văn phòng kế toán chuyên nghiệp của mình

Điều kiện thi chứng chỉ kế toán viên hành nghề

Tại Điều 4 của Thông tư 91/2017/TT-BTC có quy định cụ thể:

Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán;
  • Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học;
  • Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;
  • Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.
  • Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;
  • Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán “những người không được làm kế toán”

Nội dung thi chứng chỉ hành nghề kế toán viên

  • 1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
  • 2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
  • 3. Thuế và quản lý thuế nâng cao;
  • 4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.

Những chứng chỉ hành nghề kế toán được Gia đình kế toán liệt kê trên đây đều là những chứng chỉ uy tín vì vậy độ khó của bài thi rất cao. Để vượt qua các kỳ thi cấp chứng chỉ này các bạn cần có sự đầu tư về thời gian để ôn luyện và nên tham khảo các khóa học ôn luyện chứng chỉ hành nghề kế toán mình cần để được hệ thống về kiến thức và được những người có kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi với các dạng đề khác nhau.

Nếu bạn chưa biết nên ôn thi chứng chỉ hành kế toán ở đâu thì có thể tham khảo các khóa học tại trung tâm luyện thi chứng chỉ hành nghề - Kế toán Lê Ánh. Là một trong rất ít trung tâm đào tạo thực hành được cấp phép hiện nay trung tâm Lê Ánh hội tụ đội ngũ giảng viên là các chuyên gia, kế toán trưởng đã có trên 15 năm kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Chương trình giảng dạy tại các khóa học chứng chỉ hành nghề kế toán được Trung tâm xây dựng bài bản có sự nghiên cứu sâu về cấu trúc đề thi các chứng chỉ hành nghề và gửi đi phản biện bởi các chuyên gia trong ngành đảm bảo học viên có đầy đủ kiến thức cho nghề và pass qua các kỳ thi.

Thông tin liên hệ tới trung tâm Lê Ánh

giadinhketoan.com
Tác giả giadinhketoan.com Admin
Bài viết trước Chữ Ký Số Là Gì? Chữ Ký Số Sử Dụng Như Thế Nào?

Chữ Ký Số Là Gì? Chữ Ký Số Sử Dụng Như Thế Nào?

Bài viết tiếp theo

Mô Tả Công Việc Của Kế Toán Thuế - Yêu Cầu Và Kỹ Năng Cần Có

Mô Tả Công Việc Của Kế Toán Thuế - Yêu Cầu Và Kỹ Năng Cần Có
Viết bình luận
Thêm bình luận

33 Bình luận

H
Trần Thị Hồng Hạnh

Mình muốn học riêng môn Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp thì học ở đâu được các bác

Trả lời
08:48 19/12/2022
S
Cô Sáu

Mình đang học khoá ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán bên Lê Ánh, đầu tiên tưởng bên Lê Ánh mở lớp dạy, mà là hợp tác cùng hội kế toán kiểm toán, Nói chung cũng ổn. Năm nay thi không biết có nên cơm cháo gì không

Trả lời
03:40 14/12/2022
M
MC

Năm 2022 mình không kịp ôn rồi, Năm sau mình có nhu cầu học sớm để ôn thì nên học ở đâu? Bạn nào năm nay học ở đâu mà thi đỗ thì chia sẻ với mình nhé, Mình sẽ cảm ơn và hâu tạ ạ

Trả lời
09:01 12/12/2022
T
Nguyễn Minh Thư

Ai biết địa chỉ ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán uy tín giới thiệu giúp mình với. Cảm ơn mọi ngườ? năm 2022 mình không kịp ôn rồi

Trả lời
10:06 09/12/2022
Thanh hiền đặng

không có bằng đại học kế toán có được thi cc kế toán viên không cả nhà

Trả lời
09:16 23/11/2022
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo